Khăn cotton, từ khóa không còn xa lạ với mỗi chúng ta khi mà ai đó nhắc đến bởi nó xuất hiện không chỉ trong các Nhà hàng, Khách sạn, Spa, Bệnh viện, Trường học.. mà nó còn được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các sinh hoạt thường nhật của mỗi gia đình Việt cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, để biết về bản chất, nguồn gốc và quy trình sản xuất của khăn cotton ra sao không phải ai trong chúng ta cũng có cơ hội biết về chúng một cách đầy đủ. Chình vì vậy Pure Viet xin chia sẻ thêm với các bạn một chút thông tin ST cơ bản về Khăn cotton để mọi người cùng tham khảo nhé.
Nguồn gốc
Nói đến nguồn gốc cotton là nói đến cây bông.
Bông được lấy từ loại thực vât có tên là cây bông vải thuộc họ Gossypium.Loại cây này là một loại cây bụi có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Phi, Ai Cập và Ấn Độ. Sự đa dạng lớn nhất của các loài bông hoang dã được tìm thấy ở Mexico, tiếp theo là Úc và Châu Phi. Bông được gieo trồng bằng hạt, là loại cây ưa nắng ấm, thích ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho việc trồng bông từ 20-30ºC, thời gian thu hoạch bông từ 90 đến 200 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện thời tiết, cách chăm sóc.
Từ thời xa xưa khi nền nông nghiệp khai sáng,ông bà ta đã bắt đầu trồng bông, thu hoạch bông sau đó chúng ta tách lấy sợi dệt vải, may quần áo. Đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành dệt cũng được công nghệ hóa hơn khá nhiều. Nhờ vậy mà các sản phẩm khăn cotton được hình thành với chất lượng tốt và phổ biến như hiện nay.
Quy trình sản xuất khăn cotton
Thu hoạch xơ bông và phân loại
Thông thường, quy trình thu hoạch xơ bông được diễn ra 3 đợt. Thời điểm là vào khoảng tháng 11 đến tháng 12 trong năm.
+ Đợt 1: Thu hay những quả bông ở dưới gốc đã nở.
+ Đợt 2: Sau 1 đến 15 ngày, lấy những quả bông ở phần thân giữa của cây.
+ Đợt 3: Thu hoạch hết những quả bông đã nở ở phần ngọn cây.
Sau khi thu hoạch xong, xơ bông sẽ được phân loại. Nếu không đảm bảo được chất lượng thì sẽ bị loại bỏ. Còn lại, các xơ bông đạt chất lượng sẽ được phơi khô ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát và không bị lẫn các tạp chất.
Tinh chế xơ bông
Đây quả là một quá trình quan trọng trong việc sản xuất sợi cotton. Tinh chế xơ bông là bước loại bỏ những tạp chất khác trong xơ, tách và làm sạch xơ. Cụ thể như sau:
Sau khi phơi khô xơ bông, các nhà máy sẽ vận chuyển để tinh chế. Bông cũng được xé ra một cách nhẹ nhàng, từ đó giúp tách xơ mà vẫn đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất lượng của các xơ đơn.
Tiếp đó, xơ bông sẽ được đưa vào lò hơi để nấu và lọc nhiều lần nhằm mục đích loại bỏ đi các tạp chất như nito, pectin, các axit hữu cơ hay màu thiên nhiên.
Hòa tan và kéo sợi
Xơ bông sau khi được tinh chế sẽ biến thành dạng lỏng, được hòa tan cùng với 1 loại dung dịch đặc biệt tạo thành hỗn hợp. Hỗn hợp này được đưa vào máy kéo sợi, ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi dần dần tạo thành sợi cotton.
Dệt vải
Đây chính là bước xử lý hóa học của vải sợi cotton. Những sợi ngang và sợi dọc được dệt để tạo thành các tấm vải. Trong quá trình dệt vải, những tấm vải sẽ tiếp tục được làm bóng để cho sợi cotton nở ra, làm tăng thêm khả năng thấm hút nước và bắt màu của sợi nhuộm. Kế đến sẽ là tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu vải.
Nhuộm vải
Đây là quá trình cuối cùng để hoàn thiện vải cotton. Các sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm vải dễ bắt màu. Quá trình nhuộm vải sử dụng những loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hóa chất phụ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của màu nhuộm. Sau mỗi lần nhuộm xong, vải sẽ được mang đi giặt nhiều lần nhằm mục đích tách các hợp chất, sợi vải vụn, bẩn còn bám ở trên mặt vải.
Wash vải
Cuối cùng, vải sẽ được thực hiện giai đoạn wash vải để tăng độ mềm, độ bền, độ co rút và ra màu của vải. Khi ấy bạn sẽ có được những tấm vải cotton mềm mịn, đạt chuẩn.
Trên đây là những thông tin nho nhỏ Pure Viet xin gửi tới các bạn đọc về Khăn cotton.